Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài
Chùa Cảm Sơn - Núi Nài

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 02393885160

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: diadiem.hth@gmail.com

Địa chỉ: Phường Bắc Hà, Thành phố Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh

Núi Nài thuộc phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh nằm sát đường nội thành 26-3 về hướng đông nam. Núi Nài là một địa danh đã đi vào lịch sử và thơ ca, được ví như hòn non bộ của thành phố Hà Tĩnh, nơi hội tụ vẽ đẹp nên thơ của đất trời và ghi đậm những dấu ấn của lịch sử.           Núi Nài là di tích cồn đất, có một tầng văn hóa nằm ven chân đồi, ở độ cao khoảng 4m (từ chân núi lên) nhiều hiện vật đá và gốm được phát hiện có niên đại hậu kỳ đá mới. Di chỉ Núi Nài được phát hiện khá sớm, nhưng việc khai quật nghiên cứu chưa được tiến hành. Đặc trưng hiện vật di tích Núi Nài là sự tồn tại công cụ mảnh tước, rìu, ghè đẽo, gốm dãi cuội, hòn kê, bàn mài...trong đợt thám sát lần đầu năm 1976 đã phát hiện được 44 hiện vật đá và một số mảnh gốm trong khu vực di tích. Đây là nguồn tư liệu quí giá để nghiên cứu khảo cổ học hậu kỳ đá mới ở Nghệ Tĩnh, góp phần giải quyết những ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Núi Nài thuộc phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh nằm sát đường nội thành 26-3 về hướng đông nam. Núi Nài là một địa danh đã đi vào lịch sử và thơ ca, được ví như hòn non bộ của thành phố Hà Tĩnh, nơi hội tụ vẽ đẹp nên thơ của đất trời và ghi đậm những dấu ấn của lịch sử.

          Núi Nài là di tích cồn đất, có một tầng văn hóa nằm ven chân đồi, ở độ cao khoảng 4m (từ chân núi lên) nhiều hiện vật đá và gốm được phát hiện có niên đại hậu kỳ đá mới. Di chỉ Núi Nài được phát hiện khá sớm, nhưng việc khai quật nghiên cứu chưa được tiến hành. Đặc trưng hiện vật di tích Núi Nài là sự tồn tại công cụ mảnh tước, rìu, ghè đẽo, gốm dãi cuội, hòn kê, bàn mài...trong đợt thám sát lần đầu năm 1976 đã phát hiện được 44 hiện vật đá và một số mảnh gốm trong khu vực di tích. Đây là nguồn tư liệu quí giá để nghiên cứu khảo cổ học hậu kỳ đá mới ở Nghệ Tĩnh, góp phần giải quyết những vấn đề của lịch sử Việt Nam.

          Mé sườn núi phía tây nam toạ lạc một ngôi chùa không lớn lắm nhưng phong cảnh ngoạn mục, đó là chùa Cảm Sơn. Chùa dựng từ đời Lê, niên hiệu Thịnh đức (1653 -1657) đời vua Lê Thần Tông, nằm ở độ cao 12m so với chân núi. Chùa không lớn, chỉ có ngôi nhà chính và hai nhà phụ nhỏ, phía sau là núi và rừng cây, mé núi phía trước chùa có cây đa, giếng nước tôn thêm vẻ đẹp của chùa, mặt ngoảng hướng tây nam, chùa được coi là một trong "tỉnh thành bát cảnh" (tám cảnh đẹp ở tỉnh thành). Núi, chùa Cảm sơn với phong cảnh độc đáo lại nằm cạnh đường cái quan nên thường được các văn nhân, tài tử ghé thăm. Người để lại dấu ấn đậm nét nhất có lẽ là Uy viễn tướng quân Nguyễn Công Trứ. Ông dựng nếp nhà tranh bên chùa, ở với bà vợ thiếp, lấy Núi Nài làm nơi di dưỡng tinh thần lúc tuổi già. Thường ngày, ông lão bảy mươi ba tuổi này ngồi trên xe bò đi dạo quang vùng, ngắm cảnh, làm thơ. Đi đâu ông cũng đem bà vợ thiếp, người đào hát mà ông yêu mến đi theo. Hiện nay Bia Nguyễn Công Trứ vẫn còn ở dưới chân núi Cảm Sơn. Nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, khi lên Chùa Nài, nhớ về Nguyễn Công Trứ đã có đôi câu thơ:

          "Hà như Uy Viễn tướng công thú,

          Túy ủng đào nương đáo pháp môn"

          (Sao là cái thú ông Uy Viễn

          Say giắt đào nương tới cửa thiền)

          Núi Nài là địa danh mang trong mình đầy dấu tích, đầy sự ác liệt mà Đế quốc Mỹ đã tàn phá bằng nhiều loại vũ khí, bom, đạn hòng làm tan nát Thị xã Hà Tĩnh, thể hiện sự đấu tranh gay gắt một mất một còn của quân và dân Hà Tĩnh với kẻ thù. Chiến thắng ngày 26/3/1965 với kết quả bắn rơi 12 máy bay địch "là một trong những trận tiêu diệt máy bay Mỹ giòn dã, lớn nhất..." (Đài tiếng nói Việt Nam). Đây là chiến thắng mở đầu, có sức cổ vũ động viên quyết tâm đánh mỹ của mọi tầng lớp nhân dân. Hai tháng sau trận đánh, nhà thơ Lưu Trọng Lư đã ghi lại cảm xúc của mình khi về thăm Núi Nài trong bài thơ "Đêm Trăng rú Nài":

          "Lối đi phẳng dấu đạn cày,

          Hố bom thành giếng đã đầy nước mưa..."

          Hiện nay, Nghĩa trang liệt sỹ được xây dựng bên núi, nơi đây trở thành biểu tượng  anh hùng, của lòng yêu nước và là niềm tự hào của người dân Hà Tĩnh.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí