Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm
Chùa Tịnh Lâm

Introdution

Price: Free

Phone: 0967898607

Time to visit a place: 120 phút

Open Time: 7:00 AM - Close Time: 6:00 PM

Email: diadiem.hth@gmail.com

Address: Xã Thạch Lâm, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh

Chùa Tĩnh Lâm dựng trên rú Trò (Sò) - Ở làng Nghĩa Sơn, thường gọi là chùa Tịnh, chùa Trò (Sò), chùa Nghĩa Sơn xã Đức Lâm, tổng Thượng Nhị, nay là xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Chùa dựng đời Lê, theo truyền ngôn thì do một bà phi của chú Trịnh khởi xướng. Trong chùa, hiện còn hai bia đá. Bia thứ nhất hình trụ vuông, văn bia đề khắc năm Tân Vị, niên hiệu Long Đức đời Lê Thần Tông (1631), ghi công đức thập phương quyên cúng xây chùa. Ngoài các tăng ni còn có nhiều quý tộc lớn: Chánh nội phủ họ Đậu; Thạch khê hầu họ Nguyễn và phu nhân; Thái bảo phú quận công họ Trịnh, cùng vị thiếp họ Lê và con trai Trịnh Thọ; Đô đốc phủ Lệ quận công họ Trần Hậu và phu nhân họ Nguyễn; Trụ quốc Thọ lâm hầu họ Trần và phu nhân họ Nguyễn; Đô đốc phủ Đương quận công họ Trương và phu nhân họ Trương; Đô đốc phủ Hà quận công họ Lê và phu nhân họ Nguyễn; Thọ nham hầu họ Nguyễn và phu nhân họ Phan; Đô sứ Thạch xuyên ... View more

Map

Introdution

×

Chùa Tĩnh Lâm dựng trên rú Trò (Sò) - Ở làng Nghĩa Sơn, thường gọi là chùa Tịnh, chùa Trò (Sò), chùa Nghĩa Sơn xã Đức Lâm, tổng Thượng Nhị, nay là xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh.

Chùa dựng đời Lê, theo truyền ngôn thì do một bà phi của chú Trịnh khởi xướng.

Trong chùa, hiện còn hai bia đá. Bia thứ nhất hình trụ vuông, văn bia đề khắc năm Tân Vị, niên hiệu Long Đức đời Lê Thần Tông (1631), ghi công đức thập phương quyên cúng xây chùa. Ngoài các tăng ni còn có nhiều quý tộc lớn: Chánh nội phủ họ Đậu; Thạch khê hầu họ Nguyễn và phu nhân; Thái bảo phú quận công họ Trịnh, cùng vị thiếp họ Lê và con trai Trịnh Thọ; Đô đốc phủ Lệ quận công họ Trần Hậu và phu nhân họ Nguyễn; Trụ quốc Thọ lâm hầu họ Trần và phu nhân họ Nguyễn; Đô đốc phủ Đương quận công họ Trương và phu nhân họ Trương; Đô đốc phủ Hà quận công họ Lê và phu nhân họ Nguyễn; Thọ nham hầu họ Nguyễn và phu nhân họ Phan; Đô sứ Thạch xuyên hầu họ Âu và phu nhân họ Phan; Đô sứ Thạch xuyên hầu họ Âu và phu nhân họ Trình; Dương võ hầu họ Trần và phu nhân họ Nguyễn; Nhân phú hầu họ Phan và phu nhân họ Mạc; Liêu quận công họ Trịnh; Công chúa họ Trịnh; Nhân lộc hầu họ Nguyễn và phu nhân họ Phan....

Như vậy, chùa được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVII. Dưới triều Lê – Nguyễn, chùa được sửa chữa nhiều lần. Lần trùng tu gần nhất vào những năm đầu đời Thành Thái, cuối Thế kỷ XIX, do vị hưu quan họ Nguyễn ở Kỳ Xuyên đứng ra kêu gọi quyên góp và trông coi việc thi công.

Tấm bia thứ hai khổ 130cm x 86cm do Tuần phủ Hà Tĩnh Liên ĐÌnh Tôn Thất Hân (1854 – 1943) dựng vào dịp trùng tu chùa này. Văn bia đề ngày lành tháng bảy năm Thành Thái thứ 11 (1899), có đoạn ngợi ca cảnh chùa (dịch):

“Tịnh Lâm, xưa là chùa Nghĩa Sơn, thuộc Đức Lâm, Thạch Hà, là một trong tám cảnh đẹp vùng quanh thành Hà Tĩnh vậy…Nhân khi rảnh rỗi, có hứng thú (tôi) cùng hai vị đồng liêu là quan Bổ, quan Án, lên tới đây xem phong cảnh, thấy quả núi nhỏ này quả là một hòn Ngư đỉnh Thíu…. Ngọn đá dựng trước cổng đón mây xanh ùa vào, sông dài chảy dưới tường vấn quanh dải lục. Bên tả bên hữu hai ngòi chùa Thành Sơn, Cảm Sơn đứng đối sách, tạo cảnh cho một vùng, thật là cái đẹp nhóm lại nơi này vậy”.

Chùa dựng trên đỉnh đồi, ngoảnh về hướng Tây Nam. Ngày nay, nhà tăng và các công trình phụ không còn, nhưng Tam quan và hai ngôi tiền, hậu đường qua hơn nửa Thế kỷ bỏ phế, đã hư hỏng nặng, vẫn vững chãi. Tượng Phật, tự khí, đối liễn phần lớn đã mất. Nhân dân còn giữ được quả chuông đồng do chính những người thợ đúc đồng Đức lâm đúc vào năm Ất Mão, đời Duy Tân (1915).

Trên các cột xây trước và trong nhà còn được mấy cặp câu đối:

- Từ hàng sơ độ giang ba nguyệt
Báu tọa trùng khai thạch lĩnh vân.

Dịch:

Thuyền từ vượt sóng sông trắng đó,
Tọa báu vờn mây núi đá đây.

- Tạo cúng đương niên danh tính tại,
Chưng thường dịch thế pháp kinh văn

Dịch:

Xây dựng ngày nào tên tuổi chép,
Cúng đơm đời mãi kệ kinh vang.

Một câu đối khác đã mờ và chữ cuối hai vế đều mất nhưng vẫn có thể hiểu đại ý: “Mai sau chùa Phật vẫn y nhiên ở đó (thì) tiếng quả chuông cổ còn ngân vang”.

Những năm gần đây, chùa đã được sửa sang lại và tiếp tục hương khói.

(Trích Chùa cổ Hà Tĩnh tác giả: Thái Kim Đỉnh – Nhà xuất bản Đại học Vinh năm 2017)

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Sample Plan

Accommodations

Food

Attractions

Entertainment